Bài học 1: Quan sát, so sánh giá cả
Hàng ngày, mỗi lần đi mua sắm ở chợ hay siêu thị, tôi đều dẫn cháu đi cùng và chỉ cho con cách so sánh từng mặt hàng, giá cả mà con yêu thích như các loại táo, sữa, cánh gà, cá chiên, xúc xích, bánh kẹo, snack…
Dần dần, con đã biết phân biệt sự khác nhau giữa kích thước, hình dạng, chủng loại của từng loại hoa quả hay thực phẩm cũng như giá cả của những mặt hàng mà gia đình tôi hay tiêu dùng.
Đặc biệt, cháu nhận biết rất nhanh những chương trình giảm giá hay khuyến mại của siêu thị để từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên cho mẹ là nên lựa chọn loại thực phẩm nào cho thời điểm đó.
Bài học 2: Cấp khoản tiêu dùng cá nhân
Một bài học về tài chính mà tôi học được từ các bà mẹ Hong Kong, đó chính là việc cấp cho con một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi.
Để có được khoản tiền này, đứa trẻ phải làm một số công việc nhà theo yêu cầu của bố mẹ như hút bụi, đổ rác, dọn giường, cho vật nuôi đi vệ sinh, xếp đồ chơi, rửa bát, dọn bàn ăn… Con gái tôi năm nay 6 tuổi, cháu có thể làm được những công việc như hút bụi, đổ rác, gấp chăn màn, dọn đồ chơi, trông em… và mỗi khi cháu hoàn thành công việc, tôi sẽ tích một dấu sao vào danh sách công việc cháu phải làm hàng ngày.
Sau một tuần, khi cháu đã sưu tập đủ các dấu sao thì sẽ được mẹ cấp cho một khoản là 20 đô la Hong Kong (tương đương 60 nghìn VND) và cháu sẽ được tự quyết định chi tiêu số tiền này theo nhu cầu bản thân.
Tôi dạy cháu cách chia khoản tiền này thành bốn lọ: 1, lọ tiêu dùng hàng ngày để mua bánh, kẹo hay sữa đem đến trường; 2, lọ tiết kiệm ngắn hạn; 3, lọ tiết kiệm dài hạn dành để mua những thứ đắt tiền hơn như sách vở, đồ chơi, quần áo…; 4, lọ từ thiện: một khoản để quyên góp cho các cá nhân hoặc tổ chức từ thiện.
![]() |
Một bài học về tài chính mà tôi học được từ các bà mẹ Hong Kong, đó chính là việc cấp cho con một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi. |
Từ khi có được khoản tiêu dùng này, cháu rất hứng thú khi được làm việc nhà và tự tay lựa chọn, mua những đồ vật mình yêu thích.
Sau một thời gian áp dụng 'gói tiêu dùng' này, tôi nhận thấy con đã học được cách so sánh giá cả, cách đưa ra quyết định khi buộc phải lựa chọn, 'đánh đổi' giữa các mặt hàng.
Ví dụ, với 20 đô la, cháu chỉ được lựa chọn mua hai gói kẹo dẻo hoặc là một gói bánh quy sô-cô-la thay vì mua một hộp bánh mô-chi có giá thành cao hơn. Nếu muốn ăn bánh mô-chi, cháu sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn để có thể mua loại bánh này vào thời điểm khác khi cháu đã có đủ số tiền.
Cũng như vậy, khi chỉ được lựa chọn mua loại sách vở hay dụng cụ học tập trong hạn ngạch tài chính cho phép, cháu đã phải suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra một quyết định phù hợp. Để mua được cuốn sách yêu thích, cháu phải học cách gạt bỏ những nhu cầu khác của mình và tích luỹ thêm nhiều dấu sao nữa. Đó là động lực để cháu ham muốn hoàn thành nhiều việc nhà hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
Không những vậy, từ khi chăm chỉ hoàn thành các công việc nhà, cháu đã học thêm được nhiều kỹ năng sắp xếp góc học tập hay giường ngủ gọn gàng, hiểu thêm về trách nhiệm của mình trong việc cùng bố mẹ xây đắp một mái ấm gia đình. Quan trọng nhất trong quá trình này, tôi nhận thấy cháu đã học được những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lập ngân sách tiêu dùng, từ đó cháu có trách nhiệm và độc lập hơn với những nhu cầu của cá nhân, chứ không bị động và hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ như trước.
Bài học 3: Phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN'
Một trong những bí quyết tôi thấy rất hiệu quả là áp dụng ý tưởng của nhà báo Ron Lieber của tờ The New York Times trong cuốn sách 'Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh tài chính'.
Trong đó, ông đưa ra lời khuyên là kẻ hai cột, một cột ghi 'Những thứ con muốn' - cột kia là 'Những thứ con cần' và viết ra sự khác biệt giữa hai cột này. Khi đứa trẻ có một nhu cầu cần mua gì, chúng sẽ quan sát những nhu cầu đó thuộc về cột nào để từ đó đưa ra quyết định.
Đây cũng là câu thần chú tôi thường áp dụng những khi bỗng dưng thèm muốn hoặc khát khao mãnh liệt về việc 'MUỐN' mua một thứ gì đó nhưng thực sự 'KHÔNG CẦN THIẾT' cho đời sống của tôi. Ví dụ, tôi đã từng rất muốn mua một chiếc điện thoại Iphone X max trong khi đó chiếc điện thoại dòng Iphone 7 của tôi hiện tại đang còn hoạt động rất tốt.
Cũng như vậy, con gái tôi phân biệt được dù cháu đang 'thèm khát mãnh liệt' mua một con búp bê mới nhưng thực sự cháu đang có một tủ búp bê trong đó có nhiều con chưa sử dụng tới. Việc phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN' này thực sự là một kỹ năng rất quan trọng giúp đứa trẻ xây dựng được sự ổn định và an toàn về tài chính cho tương lai sau này.
Bài học 4: Cho con tham gia vào những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia đình
Một trong những chủ đề tôi và chồng thường hay thảo luận vào đầu tháng hoặc mỗi cuối tuần là ngân sách tiêu dùng của gia đình cho từng khoản từ thực phẩm, đi lại, giải trí đến y tế, giáo dục… Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi về những thông tin giảm giá, khuyến mãi hay những khu vui chơi, những chương trình giải trí miễn phí ở Hong Kong.
Trong sinh hoạt, chúng tôi luôn đề cao việc cháu ăn uống tiết kiệm theo cách không được bỏ sót thức ăn thừa hoặc không ăn uống rơi vãi, ăn theo nhu cầu chứ không nhồi nhét. Một điều tôi thường nhấn mạnh cho con mỗi khi đưa cháu ra ngoài mua sắm hoặc vui chơi là 'Gia đình mình cần phải tiết kiệm vì cuộc sống ở Hong Kong rất đắt đỏ' hoặc là 'Mẹ không thể mua cho con đồ chơi hay sách này vì không có đủ tiền'.
Cháu đã quan sát rất nhiều về những hành vi mua sắm của tôi như so sánh giá cả, mặt hàng hoặc tìm những gói deal giảm giá, khuyến mãi. 'Mưa dầm thấm lâu', cháu dần dần hiểu ra bố mẹ mình đang phải sống tiết kiệm để có thể lo cho những việc lớn trong tương lai.
Từ đó, cháu cũng rất cẩn trọng trong mua sắm, ví dụ, khi mua đồ ăn vặt đem đến trường, cháu chọn số lượng rất vừa phải và chỉ mang một loại cần thiết theo nhu cầu. Khi thực sự thích một đồ chơi hay sách vở đắt tiền, cháu đã cố gắng dành dụm từng đồng trong 'ngân sách tiêu dùng' của mình để mua vào thời điểm phù hợp.
Hầu hết các hoạt động giải trí, tinh thần của gia đình người Việt ở Hong Kong (Trung Quốc) đều tuân thủ theo nguyên tắc 'miễn phí hoặc không tốn nhiều tiền'.
" alt=""/>Dạy con quản lý tài chính - Cô gái xinh đẹp đã chủ động tỏ tình với người trong mộng của mình là rapper Karik trong khung cảnh lãng mạn, đậm chất ngôn tình. Tuy nhiên nam rapper đã từ chối trước sự tiếc nuối của nhiều khán giả.
Lê Hoàn - vị vua đánh Tống, bình Chiêm. Ảnh minh họa.
Nghe vậy, cô gái làng Tó mỉm cười đáp: “Em biết, nhưng thấy vua ngự giá đến đâu là bắt dân chúng lùi xa, bỏ việc, nên mạo muội nghĩ rằng nhà vua đã quên mất ruộng đồng rồi”.
Vua Lê Hoàn cả cười nói rằng: “Giờ ta xuống đây với nàng, chắc nàng thấy rõ ta không quên gốc, cũng nhờ nàng mà ta nhớ gốc xuất thân”.
Cũng theo sách “”Sử Việt những bất ngờ lý thú”, lại một hôm khác, vua Lê Hoàn đến làng Tó, tạm dừng quân để lấy binh lương. Vào giờ Ngọ, vua trông thấy một người con gái cùng gánh gạo trong đám nữ binh.
Cô đội nón lá, mặc áo vải thô, mắt sáng, mày thanh, mặt xinh như ngọc, miệng cười tươi như hoa, thánh thót câu hò “Chàng đi tán tía tán vàng / Để em cắt bỏ bến đàng sao đang / Tay cầm bán nguyệt xênh xang / Một trăm ngọn cỏ lai hàng tay ta”.
Trong phút nghỉ ngơi, cô xuống sông vốc nước rửa tay, tóc búi tó. Nhìn thấy vóc dáng của người con gái, vua cho rằng, đó không phải là người con gái tầm thường. Rồi đem lòng thầm thương mến.
Ít lâu sau, thiên hạ thái bình, vua về kinh đô Hoa Lư, mở tiệc mừng công. Các đình thần tôn tặng vua Lê mỹ hiệu: “Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Binh, Trí Nhân, Quảng Hiếu Đại Hành Hoàng đế”.
Nhớ người con gái trước đây, vua Lê Hoàn chọn ngày ngự giá Bắc tuần, thăm hỏi dân làng. Ngày về lại làng Tó, vua mời già trẻ trong ấp cùng đến dự yến. Nhận ra cô gái năm xưa, vua ban quần gấm áo ngự, phong làm quý phi, thay áo mũ, cùng sánh xa giá về kinh.
Bấy giờ bà con, dân làng ai nấy đều vui mừng, lấy làm vinh hiển. Vua Lê lại cấp 185 mẫu ruộng đất, tiền của để bà Phạm Thị Hến báo đáp dân làng.
3 lần từ chối làm vợ vua
Theo sách “Sử Việt những bất ngờ lý thú”, thực lòng bà Chúa Hến không hề muốn làm vợ vua nhưng do sự nhiệt thành của vua Lê Hoàn nên bà không thể khi quân từ chối.
Sau một thời gian ở kinh đô Hoa Lư, biết tin cha mất, bà lấy cớ xin về chịu tang. Sau 3 năm, vua Lê Hoàn cho người đến đón nhưng cả 3 lần bà đều từ chối về cung làm vợ vua. Cuối cùng, đích thân vua về làng Tó quê bà.
![]() |
Đình Hòa Xá, nơi thờ bà chúa Hến. Ảnh: Vanhien.vn. |
Biết khó từ chối, bà đưa ra 3 điều kiện buộc vua phải thực hiện gồm làm lễ lớn tế cha bà 3 ngày trước khi đón dâu; lễ cưới phải tổ chức ngay tại làng Tó; địa vị của bà phải ngang hàng với 4 hoàng hậu của nhà vua.
Vì quá yêu người con gái đẹp người đẹp nết, vua Lê Hoàn đã chấp nhận cả 3 điều kiện. Ngay sau đó, bà Phạm Thị Hến được phong làm hoàng hậu của triều Lê (Phạm Hoàng hậu).
Tiếc là, sau nhiều năm sinh sống bên vua, bà không thể sinh được người con nào. Buồn tủi, bà xin về quê sinh sống rồi mất tại quê nhà khi mới chỉ 37 tuổi. Tưởng nhớ bà chúa tài hoa, dân làng đã lập đền thờ bà ngay tại quê nhà.
Hiện nay, đình làng Hoa Xá ở làng Tó, Tả Thanh Oai, chính là nơi thờ bà. Hàng năm, dân làng nơi đây vẫn tổ chức cúng giỗ bà Chúa Hến. Tưởng nhớ công ơn, nhân dân tôn bà cùng với vua Lê Đại Hành làm Thành hoàng làng.
Vua Bảo Đại bất chấp tất cả để lấy bằng được người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt.
" alt=""/>Người phụ nữ tài sắc từng 3 lần từ chối làm vợ vua Lê Hoàn